Chuyên gia tiết lộ: Ngủ chung bạn đời sẽ giúp say giấc hơn
Cùng với luật giao thông đường bộ hay hoạt động đăng kiểm… bắt đầu từ ngày năm 2025 nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam được áp dụng. Trong đó, điểm của giấy phép lái xe là một quy định hoàn toàn mới lần đầu được áp dụng.Cụ thể, khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 nêu rõ, điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.Trong quá trình tham gia giao thông, tài xế khi vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông ngoài việc bị xử phạt theo quy định, còn bị trừ từ 2 - 10 điểm GPLX tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm tài xế không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo bằng lái xe đó. Thực tế, cách làm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe, tuy nhiên đây là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Do đó, khiến không ít người dân có GPLX và đang sử dụng phương tiện bỡ ngỡ. Thậm chí, nhiều người còn chưa biết xem điểm GPLX ở đâu và những hành vi vi phạm luật giao thông nào sẽ bị trừ điểm.Dưới đây 5 lưu ý quan trọng về điểm giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện cần biết:Hiện tại, những người có GPLX đã có thể theo dõi điểm của GPLX thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Theo đó, trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia - VNeID, sau khi đăng cài đặt và đăng nhập, người dùng có thể vào phần tiện ích "Giấy phép lái xe" để kiểm tra. Ngay bên dưới thông tin về hạng GPLX trong ứng dụng sẽ hiển thị dòng chữ "Điểm còn lại của GPLX" và số điểm còn lại hiện tại (có màu đỏ).Nếu thông tin GPLX trên VNeID chưa được hiển thị số điểm, người dùng có thể gửi yêu cầu cập nhật thông qua ứng dụng bằng cách bấm vào dấu ba chấm ở góc phải (phía trên), sau đó nhấn vào mục "Gửi yêu cầu cập nhật thông tin mới".Bắt đầu từ năm 2025, bên cạnh việc tăng mức xử phạt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm luật giao thông còn bị trừ điểm của GPLX. Cụ thể theo khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: "Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ".Các mức điểm số bị trừ mỗi lần vi phạm là 2, 4, 6 và 10 điểm. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.Với những trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông và bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn, số điểm còn lại của GPLX sẽ không bị trừ. Cụ thể, khoản 1, điều 50 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe quy định rõ: "Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe".Về thời gian phục hồi điểm giấy phép lái xe, khoản 2 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định rõ: "Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm".Có thể hiểu một người vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX vào ngày 1.5.2025, nếu sau đó không tiếp tục vi phạm luật giao thông đến ngày 1.5.2026 sẽ được xét phục hồi điểm GPLX. Tuy nhiên, nếu đến ngày 2.6.2025 người đó lại tiếp tục vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX, thời gian để xét phục hồi điểm GPLX sẽ kéo dài đến ngày 2.6.2026, tức 12 tháng sau đó.Khoản 4 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định: "Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng".Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Đây là quy định tại khoản 3 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Nghĩa là người điều khiển ô tô nếu vi phạm luật giao thông và bị trừ hết điểm của GPLX ô tô sẽ không được điều khiển ô tô tham gia giao thông theo GPLX ô tô đã bị trừ hết điểm. Tuy nhiên, vẫn có thể điều khiển xe máy tham gia giao thông nếu GPLX máy chưa bị trừ hết điểm.Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, nếu có kết quả đạt yêu cầu sẽ được phục hồi đủ 12 điểm của GPLX.Tên gọi Hòn ngọc Viễn Đông và Sài Gòn hoa lệ có từ đâu?
Ngày 15.5, bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex công bố phổ biến tại thị trường vùng 1 (gần cảng, gần kho, gần nhà máy lọc dầu...) như sau: xăng RON 95-V 24.070 đồng/lít, xăng RON 95-III 23.540 đồng/lít, xăng E5 RON92 22.620 đồng/lít, dầu diesel 19.840 - 20.450 đồng/lít, dầu hỏa 19.700 đồng/lít, dầu mazut (giá bán buôn) từ 17.500 - 22.260 đồng/kg.
Kem trị sẹo được yêu thích gọi tên Scar Esthetique
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Giống như người Việt Nam, người Thái cũng nổi tiếng đam mê và cuồng nhiệt với bóng đá. Việt Nam và Thái Lan là 2 nền bóng đá có bề dày truyền thống nhất ở khu vực Đông Nam Á nhưng riêng ở đấu trường AFF Cup, Thái Lan đang vượt trội ở thành tích so với phần còn lại. Họ đã lên ngôi 7 lần và đang là đương kim vô địch trong khi đội tuyển Việt Nam mới chỉ 2 lần đứng trên đỉnh AFF Cup và lần gần nhất đã cách đây 6 năm. Trong thời điểm bóng đá Việt Nam vừa trải qua nhiều biến động cùng thành tích đáng quên ở các giải quốc tế gần nhất, chiến thắng tại AFF Cup sẽ mang ý nghĩa rất lớn và là cú hích quan trọng cho chặng hành trình vẫn còn rất mới của HLV Kim Sang-sik cùng bóng đá Việt Nam. Trong đội hình đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup lần này vẫn còn sót lại một số cái tên từ lần gần nhất nâng cúp (năm 2018) như Quang Hải, Tiến Linh, Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, Văn Toàn,... cùng sự góp mặt của những cái tên mới đang mang đến làn gió tích cực cho đội tuyển như Khuất Văn Khang, Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh,... và đặc biệt là tiền đạo Nguyễn Xuân Son - ngôi sao được chú ý nhất ở AFF Cup năm nay.Đội tuyển Việt Nam đã có màn trình diễn không thể thuyết phục hơn trong suốt chặng đường sắp qua của AFF Cup 2024 và một chức vô địch để khép lại hành trình đó là cái kết đẹp nhất. Tuy nhiên, thầy trò HLV Kim Sang-sik còn hơn 90 phút trên sân Rajamangala để hoàn thành giấc mơ đó và áp lực thi đấu trên sân khách với hàng chục ngàn khán giả đội bạn sẽ không dễ dàng. Đội tuyển Thái Lan đã trải qua áp lương tương tự trên sân Việt Trì (Phú Thọ) và bây giờ đến lượt đội tuyển Việt Nam trải nghiệm không khí này trên sân Rajamangala.SVĐ Rajamangala có sức chứa hơn 50.000 chỗ ngồi, trong đó 47.000 vé đã được bán hết cho các CĐV Thái Lan. Số vé còn lại sẽ được phân bổ cho cổ động viên đội khách Việt Nam, với khu vực riêng biệt được sắp xếp dành riêng và còn có một số vé mời dành cho các đối tác của giải đấu AFF Cup, FAT và các đơn vị liên quan khác. Theo thông báo từ FAT, số lượng khán giả tham dự trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 tại sân Rajamangala là con số đông nhất kể từ đầu giải, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho đội tuyển Thái Lan. Đây thậm chí còn là lượng khán giả lớn nhất trong vài năm gần đây tại các trận đấu của "Voi chiến" trên sân nhà này.Trong số các CĐV Việt Nam đến sân Rajamangala vào chiều tối nay, có đoàn hơn 600 người bay từ Việt Nam đến Thái Lan bằng chuyên cơ do bầu Hiển và ngân hàng SHB tổ chức. Dù số lượng CĐV Việt Nam là rất ít so với người Thái nhưng chắc chắn đây vẫn sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn cho HLV Kim Sang-sik và các học trò. Hãy cùng theo dõi và cổ vũ cho các "chiến binh sao vàng" trong trận chiến cuối cùng này và mang cúp vô địch AFF Cup trở về Việt Nam một lần nữa. Trận đấu được phát trực tiếp trên các nền tảng của FPT Play vào lúc 20 giờ tối nay (5.1.2025). Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Tuyển sinh ĐH: Chọn ngành ‘hot’ hay ngành ít thí sinh đăng ký?
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.